Trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang, các quốc gia đang tích cực tích trữ vàng, góp phần đẩy giá vàng tăng phi mã.
- Vậy dự trữ vàng của Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu?
- Quốc gia nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?
Đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị về dữ trữ vàng trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
ToggleDự trữ vàng của Việt Nam qua các năm
Dự trữ vàng của Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu?
Theo dữ liệu mới nhất từ WGC, tính đến đầu năm 2024, tổng lượng dự trữ vàng của Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 666 triệu USD, tương đương khoảng 10 tấn vàng.
Dự trữ vàng của Việt Nam qua các năm
Dự trữ vàng của Việt Nam đã tăng đáng kể trong suốt 10 năm qua. Năm 2024, tổng giá trị vàng dữ trữ tăng gấp gần 2 lần so với năm 2014.
Nếu tính từ năm 1995, con số này đã tăng 666%.
Giá trị dự trữ vàng của Việt Nam phụ thuộc vào cả hai yếu tố là dự trữ vàng và giá vàng, do đó cũng có biến động theo từng năm.
Mức tăng dự trữ vàng không đồng đều qua các năm, có giai đoạn tăng mạnh (chẳng hạn như năm 2019).
Lưu ý: Dự trữ vàng của Việt Nam đề cập đến tổng lượng vàng do Ngân hàng Nhà nước dự trữ cho mục đích kinh tế, xã hội, không phải toàn bộ lượng vàng lưu hành trong nền kinh tế.
Top 10 quốc gia dự trữ nhiều vàng nhất thế giới năm 2024
Theo số liệu của WGC (Hội đồng Vàng thế giới)
#1: Hoa Kỳ – Quốc gia dữ trữ vàng nhiều nhất thế giới
Lượng vàng dự trữ của Hoa Kỳ được WGC cập nhật đến tháng 2/2024 là 8,133.5 tấn và chiếm đến 69,9% lượng dự trữ quốc gia với giá trị lên đến hơn 500 tỷ USD.
Hoa Kỳ cũng là đất nước có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới, gần bằng tổng dự trữ vàng của cả 3 quốc gia (Đức, Ý, Pháp).
#2: Đức
Hiện tại Đức là đất nước có lượng vàng dự trữ lớn thứ 2 trên thế giới với 3,352.6 tấn.
Tuy vậy, số vàng này không được cất giữ hoàn toàn trong lãnh thổ nước Đức mà được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Ngân hàng Pháp, Anh và ngân hàng Dự trữ Liên Bang tại Mỹ.
#3: Italy
Đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới năm 2024 là Italy với 2,451.8 tấn vàng.
Số vàng này hiện cất giữ tại nhiều nơi như trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Ngân hàng trung ương Anh và Cục Dự trữ liên bang Mỹ.
#4: Pháp
Xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng là Pháp với 2,436.7 tấn vàng dự trữ. Pháp luôn là quốc gia tích trữ nhiều vàng trong giai đoạn 1950 – 1960. Kể từ đó, lượng vàng dự trữ của Pháp hầu như không thay đổi nhiều qua các năm.
#5: Nga
Dự trữ vàng của Nga tính đến năm 2024 đạt 2,332.7 tấn vàng, chiếm 26% lượng dữ trữ quốc gia. Lượng dự trữ này đã đưa Nga vào vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng các quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới năm 2024.
#6: Trung Quốc
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) là đơn vị mua vàng lớn nhất. Hiện nay, tổng lượng vàng dự trữ của đất nước tỷ dân này đang là 2.235,4 tấn.
#7: Thụy Sỹ
Lượng vàng dự trữ của Thụy Sĩ là 1.040 tấn vào năm 2024. Đây cũng là đất nước dự trữ vàng nhiều thứ 7 toàn cầu, trị giá khoảng 66,1 tỷ USD.
Do việc khai thác vàng ở Thụy Sĩ khá hạn chế nên số vàng này chủ yếu do nhập khẩu. Thụy Sĩ từng là đất nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới vào năm 2022.
#8: Nhật Bản
Đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách 10 quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới là Nhật Bản. Với 846 tấn vàng do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quản lý, giá trị vàng dự trữ tại đất nước mặt trời mọc năm 2024 ước tính là 52 tỷ USD.
#9: Ấn Độ
Ấn Độ từng là quốc gia có sự tôn sùng đặc biệt đối với vàng. Vàng được sử dụng làm trang sức rất phổ biến. Phần lớn số vàng này đều phải nhập khẩu, tiêu thụ mạnh nhất vào mùa lễ hội, mùa cưới.
Lượng vàng dự trữ tại Ấn Độ năm 2024 ghi nhận con số 803.6 tấn.
#10: Hà Lan
Đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách 10 đất nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới năm 2024 là Hà Lan với 612,5 tấn vàng. Trữ lượng này không thay đổi nhiều trong những năm gần đây.
Có thể bạn quan tâm: Đầu tư vàng năm 2024 nên mua loại nào?
Dự trữ vàng là gì?
Dự trữ vàng là lượng vàng được một quốc gia hoặc tổ chức tài chính giữ lại để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế, tài chính.
Dự trữ vàng thường được lưu trữ dưới dạng vàng thỏi, vàng miếng hoặc các sản phẩm vàng khác.
Dự trữ vàng để làm gì?
Dự trữ vàng có nhiều mục đích quan trọng đối với một quốc gia hoặc tổ chức tài chính, bao gồm:
- Đảm bảo an ninh kinh tế: Vàng được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc chính trị. Do đó, dự trữ vàng giúp bảo vệ giá trị tài sản của quốc gia và giảm thiểu tác động của các cú sốc kinh tế.
- Ổn định thị trường tiền tệ: Dự trữ vàng có thể được sử dụng để can thiệp vào thị trường ngoại hối, giúp ổn định tỷ giá hối đoái và kiểm soát lạm phát.
- Thanh toán quốc tế: Vàng có thể được sử dụng để thanh toán quốc tế trong trường hợp thiếu hụt ngoại tệ.
- Đầu tư: Dự trữ vàng có thể được xem là một khoản đầu tư sinh lời, đặc biệt trong bối cảnh giá vàng có xu hướng tăng trong dài hạn.
- Dự phòng rủi ro: Dự trữ vàng có thể được sử dụng để dự phòng cho các trường hợp rủi ro bất ngờ như thiên tai, chiến tranh,…
Đọc thêm: Lý giải tại sao người ta đầu tư vàng? Các cách đầu tư vàng phổ biến hiện nay
Dự trữ vàng bằng cách nào?
Có nhiều cách thức khác nhau để một quốc gia hoặc tổ chức tài chính mua và dự trữ vàng, bao gồm:
- Mua vàng trên thị trường quốc tế: Đây là cách thức phổ biến nhất để mua vàng dự trữ. Các quốc gia và tổ chức tài chính có thể mua vàng trên thị trường giao ngay hoặc thị trường kỳ hạn.
- Nhận vàng từ các nguồn khai thác: Một số quốc gia có nguồn tài nguyên vàng dồi dào có thể khai thác và dự trữ vàng trong nước.
- Nhận vàng thông qua viện trợ hoặc trao đổi: Một số quốc gia có thể nhận vàng từ các quốc gia khác thông qua viện trợ hoặc trao đổi.
Bí kíp săn vàng:
Tổng kết:
Dự trữ vàng của Việt Nam năm 2024 đạt giá trị cao nhất trong các năm qua, với khoảng hơn 10 tấn vàng. Tổng giá trị dự trữ vàng của Việt Nam ước tính đạt khoảng 666 triệu USD. Dự trữ vàng là lượng vàng được một quốc gia hoặc tổ chức tài chính giữ lại để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế, tài chính.