Biến động giá vàng 10 năm qua. Vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới?

giá vàng biến động
  • Giá vàng 10 năm qua biến động như thế nào?
  • Mua vàng từ năm 2013 đến nay lãi được bao nhiêu?
  • Nhập khẩu vàng có phải nguyên nhân đẩy giá vàng Việt Nam lên cao hơn thế giới?

Trong bối cảnh cơn sốt vàng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sự quan tâm đặc biệt đối với loại “hàng rào chống lạm phát” này ngày càng tăng cao.

Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về biến động của giá vàng 10 năm qua. Bên cạnh đó, lời giải đáp cho câu hỏi “Vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới?” cũng sẽ được hé lộ.

Biến động giá vàng 10 năm qua

Dưới đây là bảng tổng hợp giá 1 lượng vàng miếng SJC tại Việt Nam trong 10 năm qua (2013 – 2023) và mức độ tăng/giảm giá vàng từng năm so với năm trước đó.

Thời gian Giá vàng Việt Nam (VND/lượng) Mức thay đổi (%) so với năm trước đó
31/12/2013 34,780,000 1,1%
31/12/2014 35,150,000 -6,9%
31/12/2015 32,720,000 10,9%
31/12/2016 36,300,000 1,0%
31/12/2017 36,650,000 -0,3%
31/12/2018 36,550,000 17,0%
31/12/2019 42,750,000 31,1%
31/12/2020 56,050,000 10,0%
31/12/2021 61,650,000 12,8%
31/12/2022 69,550,000 10,6%
31/12/2023 76,900,000 -100,0%

Có thể thấy, giá vàng 10 năm qua tại Việt Nam đã tăng gấp 2,2 lần, từ 34.7 triệu đồng/lượng lên mức 76.9 triệu đồng/lượng.

Điều đó có nghĩa là, nếu năm 2013 bạn mua 1 cây vàng với giá 34.7 triệu đồng thì đến nay, bạn đã lãi được 42.2 triệu đồng/lượng.

Trong suốt thời gian đó, giá vàng biến động chủ yếu theo xu hướng tăng, chỉ giảm ở một số năm như 2014, 2017 và 2023.

Khám phá ngay: Dự trữ vàng của Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu? Top 10 quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới

giá vàng 10 năm qua

Giá vàng 10 năm qua tại Việt Nam được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung của quốc tế.

Vậy tại sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới? Đừng bỏ lỡ câu trả lời trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé!

Đọc thêm: Mua Vàng Thông Minh: Nên Mua 1 Chỉ Vàng Hay 1 Cây Vàng?

Vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới?

Để có một cái nhìn khách quan nhất, hãy theo dõi giá vàng 10 năm qua tại Việt Nam và thế giới trong bảng tổng hợp sau:

Thời gian Giá vàng thế giới

(VND/lượng)

Giá vàng Việt Nam 

(VND/lượng)

Tỷ lệ chênh lệch

(VN so với TG)

31/12/2013 31,354,797 34,780,000 10.9%
31/12/2014 31,742,160 35,150,000 10.7%
31/12/2015 32,794,645 32,720,000 -0.2%
31/12/2016 29,429,241 36,300,000 23.3%
31/12/2017 31,665,071 36,650,000 15.7%
31/12/2018 36,570,403 36,550,000 -0.1%
31/12/2019 36,093,462 42,750,000 18.4%
31/12/2020 43,167,864 56,050,000 29.8%
31/12/2021 52,230,988 61,650,000 18.0%
31/12/2022 52,034,745 69,550,000 33.7%
31/12/2023 53,344,160 76,900,000 44.2%

Rõ ràng, giá vàng 10 năm qua tại Việt Nam thường cao hơn thế giới trong khoảng từ 10 – 40%. Duy nhất 2 năm giá vàng Việt Nam thấp hơn thế giới, đó là 2015 và 2018 nhưng cũng không thấp hơn nhiều, chỉ từ 0.1 – 0.2%.

Giá vàng 10 năm qua

Để giải mã nguyên nhân tại sao giá vàng Việt Nam cao hơn giá vàng thế giới, trước tiên hãy phân tích công thức tính giá vàng trong nước để tìm ra những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá vàng 10 năm qua.

Đọc thêm: Nên mua vàng SJC hay vàng 9999?

Công thức tính giá vàng trong nước

Công thức tính giá vàng trong nước được thể hiện như sau:

Giá vàng trong nước = [(Giá vàng thế giới + Phí vận chuyển + Phí bảo hiểm) x (1 + Thuế nhập khẩu) / 0.82945 x tỷ giá VND/USD]

Trong đó:

  • Giá vàng thế giới: Tính bằng USD/oz.
  • Phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển vàng từ nước ngoài về Việt Nam (thường 0.75 USD/ounce).
  • Phí bảo hiểm: Chi phí bảo hiểm cho rủi ro trong quá trình vận chuyển (thường 0.25 USD/ounce).
  • Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu vàng (1%).
  • 0.82945: Tỷ lệ quy đổi từ ounce sang lượng (1 ounce = 0.82945 lượng).
  • Tỷ giá USD/VND: Tỷ giá hối đoái giữa USD và VND do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố

 

giá vàng

Ví dụ: Phí vận chuyển: 0.75$/ounce; Phí bảo hiểm: 0.25$/ounce; Thuế nhập khẩu: 1%; Giá vàng thế giới: 1,500$/ounce; tỷ giá VND/USD: 25,000

=> Giá vàng trong nước = [(1,500 + 0.75 + 0.25) x (1 + 0.01) / 0.82945 x 25,000] = 45,693,230 VND/lượng.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên công thức tính giá vàng cần phân tích bao gồm: giá vàng thế giới, phí vận chuyển, phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu, tỷ giá USD/VND. Những nhân tố này tác động đến giá vàng 10 năm qua như thế nào? Cùng phân tích trong nội dung tiếp theo!

Lý giải tại sao người ta đầu tư vàng? Các cách đầu tư vàng phổ biến hiện nay

Các yếu tố cấu thành giá vàng trong nước

vì sao giá vàng việt nam cao hơn thế giới
Vì sao giá vàng việt nam cao hơn thế giới? (Nguồn: ONUS)

Theo số liệu của WGC (Hội đồng Vàng thế giới), khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu. 

Gánh nặng thuế và phí

Vàng khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ phải “cõng” theo rất nhiều chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển, bảo hiểm và thuế nhập khẩu. Thuế và phí càng nhiều, giá vàng trong nước càng cao.

Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng 10 năm qua tại Việt Nam chênh lệch nhiều so với giá vàng thế giới.

Biến động tỷ giá hối đoái

Cũng theo công thức tính giá vàng trong nước, tỷ giá hối đoái VND/USD cũng là một yếu tố tỷ lệ thuận với giá vàng. Tỷ giá tăng cao sẽ khiến giá vàng bán lẻ cũng tăng lên tương ứng.

Tất cả những yếu tố này được điều chỉnh và quản lý bởi các chính sách của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm: Có nên mua vàng Online không?

Tổng kết

Giá vàng 10 năm qua tại biến động theo xu hướng tăng không đều. Đến năm 2013, giá vàng trong nước đã tăng gấp 2.2 lần so với năm 2013. Từ công thức tính giá vàng, ta có thể giải mã nguyên nhân vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới. Giá vàng 10 năm qua phải “cõng” theo rất nhiều các loại thuế, phí khác nhau, góp phần đẩy giá vàng trong nước lên rất cao.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Index