Khi cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2024 kết thúc vào tối thứ Năm, các cử tri tiếp tục phân tích và đánh giá màn trình diễn của Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, các nhà phân tích hàng hóa nhận định rằng do những lo ngại về kinh tế và địa chính trị vẫn chưa được giải quyết, vàng mới là kẻ chiến thắng cuối cùng.
Theo các nhà phân tích, cuộc tranh luận này thất bại đáng thất vọng, đặc biệt là từ phía Đảng Dân chủ khi Tổng thống Biden không thể truyền đạt rõ ràng ý tưởng của mình và có vấn đề về sự tỉnh tảo. Ngược lại, ông Trump cũng không được coi là người chiến thắng vì liên tục đưa ra nhiều tuyên bố sai lệch làm giảm đi sự ủng hộ của công chúng.
Michele Schneider, Giám đốc chiến lược của công ty MarketGauge.com, cho biết:
“Giữa hai người họ, không ai thắng mà vàng đã thắng. Bất kể ai thắng cuộc bầu cử vào tháng 11, giá vàng sẽ tăng cao hơn.”
Dưới thời Biden, nền kinh tế Mỹ đạt được những thành tựu đáng kể như tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục và chỉ số chứng khoán cao. Tuy nhiên, chính quyền của ông cũng đối mặt với áp lực lạm phát cao nhất trong 40 năm. Trong khi đó, Trump đã thực hiện các đợt cắt giảm thuế đáng kể và giám sát một thị trường chứng khoán mạnh mẽ cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra và phá hỏng tất cả.
Cả hai ứng cử viên đều góp phần vào sự gia tăng nợ quốc gia trong nhiệm kỳ của họ. Mức nợ của Mỹ hiện đang ở mức đáng lo ngại và dự kiến sẽ tiếp tục tăng không bền vững.
Schneider nhận xét:
“Tôi không thấy bất kỳ chính sách kinh tế đúng đắn nào từ cả hai bên. Trong bối cảnh hiện tại, việc sở hữu vàng là quan trọng, và các nhà đầu tư sẽ nhận ra rằng họ không có đủ vàng.”
Mục lục
ToggleCách Mạng AI: thế giới có tốt lên?
Nhiều chuyên gia kinh tế và chính trị ca ngợi cuộc cách mạng AI với hy vọng nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm tăng lạm phát. Tuy nhiên, Schneider cho rằng quan điểm này là sai lầm vì AI cần nguồn điện và lưới điện ổn định để hoạt động. Bà cho rằng công nghệ AI không thể tồn tại nếu không có nhiều tài nguyên hơn, điều này sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao và làm tăng áp lực lạm phát. Chưa kể những rủi ro đến từ chính những người vận hành AI có thể có những tham vọng vượt quá nhiệm vụ được giao và gây ra những thảm hoạ khôn lường.
“Trước sự tiến bộ và công nghệ, chúng ta chưa giải quyết được thực tế rằng mọi thứ không tự nhiên mà có. Công nghệ không thể phát triển nếu không có tài nguyên thiên nhiên.”
Đọc thêm: Vàng có đang hình thành mẫu hình đáy đôi tại mức $2300?
Bạc: Sự Lựa Chọn Đầu Tư Tốt Hơn?
Trong khi vàng được chú ý như một tài sản địa chính trị, Schneider kỳ vọng bạc sẽ hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực kim loại quý do nhu cầu công nghiệp cao hơn nguồn cung.
Schneider đề xuất một danh mục đầu tư gồm 50% bạc, 25% vàng và 25% hỗn hợp các kim loại khác như đồng, nhôm và bạch kim để phòng ngừa lạm phát dai dẳng và bất ổn địa chính trị. Danh mục này nên chiếm khoảng 10% đến 15% danh mục đầu tư rộng hơn.
Về giá vàng và bạc, Schneider cho rằng miễn là giá vàng duy trì trên $2300 và bạc trên $29/ounce, cơ hội tăng giá sẽ nhiều hơn rủi ro giảm.
Liên quan: