Với sự phát triển không ngừng của thị trường đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói chung và thị trường đầu tư chứng khoán vàng nói riêng. Giá trị của các mã cổ phiếu liên quan tới các công ty sản xuất và kinh doanh vàng trên thị trường ngày càng trở nên hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư khi muốn tìm kiếm cho mình thêm một vào tài sản trong danh mục đầu tư sinh lời.
Với đặc thù được hưởng lợi từ quy mô dân số, bị bảo chứng từ Nhà nước và Ngân hàng Trung ương, thị trường vàng chiếm tới khoảng 32% GDP của cả nước trong năm 2023 và mang tới cho nhà đầu tư những tiềm năng, cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về các công ty và mã cổ phiếu chứng khoán của công ty doanh nghiệp kinh doanh vàng đáng để đầu tư nhất. Đồng thời chỉ rõ các tiêu chí cần dựa vào khi lựa chọn đầu tư cổ phiếu thị trường đặc biệt này.
Mục lục
Toggle1. Thị trường đầu tư chứng khoán vàng là gì?
Vàng từ lâu đã được coi là một loại tài sản có giá trị cao, cả về mặt đầu tư lẫn giá trị tinh thần, làm trang sức và được coi là nơi “trú ẩn” an toàn cho dòng tiền mỗi khi nền kinh tế biến động. Nhiều nhà đầu tư đã tiếp xúc với vàng bằng cách mua trực tiếp kim loại này để tích trữ, ngoài ra còn có thể mua mã chứng khoán của các công ty kinh doanh vàng. Hình thức này được thể hiện thông qua các mã chứng khoán vàng. Vậy mã cổ phiếu chứng khoán vàng là gì?
1.1. Chứng khoán vàng là gì?
Mã cổ phiếu chứng khoán vàng là các mã chứng khoán được các công ty khai thác, kinh doanh vàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam hay các sàn giao dịch trên thế giới. Chúng có chức năng tương đương như các mã chứng khoán khác, về cơ bản là khi bạn mua và sở hữu các mã chứng khoán này là bạn đang đầu tư vào các công ty khai thác hoặc kinh doanh vàng thay bạn.
Hay nói cách khác, mã chứng khoán vàng là một lại vàng giấy, hợp đồng kinh doanh vàng giữa nhà đầu tư với công ty phát hành mã chứng khoán vàng.
Ngoài việc mã cổ phiếu để trực tiếp đầu tư chứng khoán vàng, nhà đầu tư cũng có thể xem xét 2 hình thức đầu tư vào công ty vàng như sau:
- Quỹ đầu tư vàng – ETF: Là một hình thức rót vốn vào các quỹ hoặc công ty đại diện đầu tư vàng, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký và rót vốn vào. Khi đó, các quỹ này sẽ mang số tiền đó để đầu tư chứng khoán vàng hoặc trực tiếp đầu tư vào các công ty vàng khác để sinh lời.
- Hợp đồng phái sinh – hợp đồng tương lai vàng: một loại hợp đồng tương lai, nơi người mua và người bán đồng ý mua bán vàng với một lượng và giá cố định được xác định trước tại một thời điểm trong tương lai. Giá của hợp đồng này phụ thuộc vào giá vàng trên thị trường vào thời điểm hợp đồng đáo hạn.
Do đó, xem xét về tình hình thị trường và xu hướng của vàng, khoản đầu tư chứng khoán vàng sẽ tương đương với việc đầu tư vào giá vàng, tuy nhiên sẽ khác khi cần xem xét tình hình kinh doanh của các công ty và thương hiệu vàng phát hành mã chứng khoán này.
Vàng “nhảy múa” liên tục trong nửa đầu 2024: Có nên mua vàng lúc này?
1.2. Ưu điểm và hạn chế của việc đầu tư chứng khoán vàng là gì?
Dù là tài sản có giá trị cao, không bị mất giá theo thời gian, nhưng mỗi khoản đầu tư với vàng trên thị trường tài chính sẽ đều có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là việc đầu tư chứng khoán vàng. Vậy hình thức đầu tư này có ưu điểm và hạn chế nào? Và cách tối ưu khoản đầu tư này như thế nào?
# Ưu điểm.
- Phản ứng với Giá Vàng: Cổ phiếu vàng thường phản ứng tích cực với sự tăng giá của vàng. Khi giá vàng tăng, lợi nhuận của các công ty khai thác vàng có thể tăng theo, dẫn đến giá cổ phiếu tăng.
- Cơ hội Tăng trưởng: Cổ phiếu vàng có thể cung cấp cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt khi thị trường vàng bùng nổ. Chúng thường có độ biến động cao hơn giá vàng thực, có thể dẫn đến lợi nhuận lớn hơn.
- Cổ tức: Một số công ty khai thác vàng trả cổ tức, cung cấp dòng thu nhập thụ động cho các nhà đầu tư.
- Dễ dàng Mua Bán: Cổ phiếu vàng dễ mua và bán trên các sàn giao dịch chứng khoán, làm cho chúng trở thành một lựa chọn tiện lợi hơn so với việc sở hữu vàng vật chất.
- Bạn không tốn không gian lưu trữ: Thay vì mất công lưu trữ hoặc lo sợ việc mất giá do hao tổn tài sản qua thời gian. Tuy nhiên, với việc sở hữu cổ phiếu chứng khoán vàng, bạn chỉ cần nắm giữ khoản đầu tư giống như bất kỳ cổ phiếu nào khác. Điều này cũng tương tự như bạn quản lý danh mục đầu tư của chính mình.
# Hạn chế.
- Rủi ro Công ty: Cổ phiếu vàng chịu ảnh hưởng của cả biến động giá vàng và rủi ro riêng của công ty khai thác, bao gồm quản trị, chi phí sản xuất, và các yếu tố hoạt động khác.
- Độ Biến động Cao: Cổ phiếu vàng có độ biến động cao, làm tăng rủi ro thua lỗ, đặc biệt trong thời gian giá vàng giảm sút hoặc khi có sự bất ổn kinh tế.
- Ảnh hưởng của Yếu tố Khác: Giá cổ phiếu vàng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như chi phí năng lượng, chính sách lao động, và các quy định môi trường, không chỉ riêng biến động giá vàng.
- Không Phải Là Vàng Thực: Khi sở hữu cổ phiếu vàng, nhà đầu tư không sở hữu vàng thực tế mà chỉ là một phần của công ty. Do đó, trong trường hợp khủng hoảng tài chính hoặc lạm phát cao, cổ phiếu vàng có thể không cung cấp bảo vệ giá trị như vàng vật chất.
Đầu tư vào cổ phiếu vàng có thể là một phần hấp dẫn trong danh mục đầu tư của một số nhà đầu tư.
Nhà đầu tư sử dụng việc đầu tư chứng khoán vàng để phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng hoặc để đầu cơ về sự biến động giá của vàng trong tương lai. Ví dụ, một nhà sản xuất trang sức có thể mua mã chứng khoán vàng để đảm bảo giá cả nguyên liệu trong sản xuất, trong khi một nhà đầu tư có thể mua hoặc lượng cổ phiếu chứng khoán mình có để lợi dụng sự biến động giá vàng.
1.3. Thị trường đầu tư chứng khoán vàng năm 2024?
Triển vọng của thị trường chứng khoán vàng vào năm 2024 nhìn chung có vẻ tích cực, chịu ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế và địa chính trị. Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng có thể sẽ vẫn tăng mạnh do lo ngại lạm phát đang diễn ra, căng thẳng địa chính trị và việc ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng. Những yếu tố này góp phần tạo nên tâm lý lạc quan đối với vàng như một khoản đầu tư.
Lạm phát là động lực chính thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng vì nó thường được coi là hàng rào chống lại sự mất giá của các loại tiền tệ truyền thống. Phân tích thị trường hiện tại cho thấy lạm phát có thể không giảm đáng kể trong thời gian tới, hỗ trợ giá vàng tăng cao. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị, chẳng hạn như ở Đông Âu, càng nâng cao vai trò của vàng như một tài sản “trú ẩn an toàn” trong thời kỳ bất ổn toàn cầu.
Phân tích kỹ thuật của cổ phiếu vàng cũng cho thấy xu hướng tăng giá. Các biểu đồ cho thấy vàng đã ở trong thị trường giá lên kể từ cuối năm 2022, với kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục đến năm 2024. Điều này được hỗ trợ bởi tâm lý trên thị trường quyền chọn, nơi dữ liệu cho thấy sự lạc quan ngày càng tăng đối với đầu tư vàng.
Nhìn chung, mặc dù hiệu suất chính xác của cổ phiếu vàng có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố bên ngoài, nhưng sự đồng thuận giữa các chuyên gia đều hướng tới một môi trường thuận lợi cho đầu tư vàng vào năm 2024.
2. Các mã chứng khoán của công ty kinh doanh vàng
Tại Việt Nam hiện nay, chỉ duy nhất thương hiệu vàng PNJ – Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận là còn hoạt động trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên trước đây, các thương hiệu vàng như SJC, DOJI,… cũng đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Vậy dưới đây, chúng tôi xin cung cấp những thông tin cơ bản nhất về các mã chứng khoán của công ty kinh doanh vàng nổi tiếng.
2.1. Mã chứng khoán vàng PNJ – Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận
Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận chính thức niêm yết mã cổ phiếu PNJ trên sàn giao dịch HOSE vào tháng 3 năm 2009. Thời điểm mới có mặt trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PNJ mặc dù có xu hướng tăng tuy nhiên không mấy nổi bật. Từ năm 2014, mã cổ phiếu PNJ có chuyển biến tích cực hơn, tăng nhanh sau đó điều chỉnh.
Thông tin niêm yết
- Mã Chứng khoán: PNJ
- Sàn Niêm yết: HOSE
- Giá tham chiếu: 88.500 VND/cổ phiếu (20/02/2024)
- Giá cao 52T: 91,900 VND/cổ phiếu
- Giá thấp 52T: 69,000 VND/cổ phiếu
- EPS cơ bản: 5.51 nghìn đồng
- EPS pha loãng: 5.45 nghìn đồng
- P/E: 16.11
- Giá trị sổ sách/ cp: 28,771.3 nghìn đồng
- P/B: 3.14
- Vốn hóa thị trường: 29,675.44 tỷ đồng
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 1,246,780
- KLCP đang niêm yết: 334,729,180
- KLCP lưu hành: 334,559,621
2.2. Mã chứng khoán vàng sjc – Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Sài Gòn
Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Sài Gòn được thành lập vào năm 1988. Sau hơn 34 năm hoạt động trên thị trường vàng đầy nhạy cảm và biến động, công ty cổ phần vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn luôn giữ vững vị trí tiên phong số 1 của ngành vàng bạc đá quý, chiếm lĩnh hơn 90% thị phần vàng miếng trên cả nước.
Thông tin niêm yết
- Mã Chứng khoán: SJC HCM
- Sàn Niêm yết: OTC
- Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 693.000.000 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 301.000.000 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường: 24.834 tỷ đồng
- EPS: 293
- P/E: 38.22
Tuy nhiên, hiện giờ Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Sài Gòn đã dừng niêm yết mã chứng khoán của mình tại các sàn giao dịch ở Việt Nam.
2.3. Mã chứng khoán vàng BTJ – Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Bến Thành
Được thành lập vào năm 1989. Hơn 30 năm phát triển trong lĩnh vực sản xuất, chế tác, gia công, xuất khẩu vàng bạc trang sức, các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp. Đồng thời là thương hiệu kinh doanh vàng bạc truyền thống, kinh doanh giải pháp vàng quà tặng, vàng mỹ nghệ vàng trang sức.
Thông tin niêm yết
- Mã cổ phiếu: BTJ
- Sàn giao dịch: OTC
- Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1.290.300 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1.290.300 cổ phiếu
- Vốn hóa: 4.109 tỷ đồng
Tuy nhiên, hiện giờ Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Bến Thành đã dừng niêm yết mã chứng khoán của mình tại các sàn giao dịch ở Việt Nam.
Chúng ta vừa tìm hiểu những mã cổ phiếu chứng khoán vàng tốt nhất thị trường chứng khoán hiện nay.
Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn, theo dõi và đánh giá được danh mục đầu tư chứng khoán vàng tại Việt Nam?
3. Cách phân tích và theo dõi các mã chứng khoán vàng tại Việt Nam
Phân tích và theo dõi các mã chứng khoán vàng tại Việt Nam yêu cầu một số bước cơ bản và công cụ hỗ trợ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện:
3.1. Lựa chọn nền tảng giao dịch và công cụ phân tích
- Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE): Đây là sàn giao dịch chính của Việt Nam, nơi niêm yết hầu hết các công ty lớn.
- Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX): Phục vụ cho các công ty vừa và nhỏ.
- Công ty cổ phần chứng khoán: Ví dụ như SSI, VNDirect, HSC, FPTS… cung cấp nền tảng giao dịch và công cụ phân tích.
3.2. Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản tập trung vào việc đánh giá giá trị nội tại của cổ phiếu dựa trên các yếu tố tài chính và kinh tế. Các yếu tố cần xem xét:
- Báo cáo tài chính: Xem xét báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm của công ty để hiểu rõ về doanh thu, lợi nhuận, nợ và vốn chủ sở hữu.
- Tỷ lệ tài chính: Các tỷ lệ như P/E (Price to Earnings), P/B (Price to Book), ROE (Return on Equity), và ROA (Return on Assets) giúp đánh giá hiệu suất tài chính của công ty.
- Tin tức và sự kiện: Cập nhật tin tức liên quan đến công ty và ngành công nghiệp.
3.3. Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật dựa trên việc sử dụng biểu đồ và các chỉ số kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá.
- Biểu đồ giá: Sử dụng biểu đồ hình nến (candlestick chart), biểu đồ đường (line chart), và biểu đồ thanh (bar chart) để theo dõi biến động giá.
- Các chỉ số kỹ thuật: MACD (Moving Average Convergence Divergence), RSI (Relative Strength Index), Bollinger Bands, và SMA (Simple Moving Average) là các chỉ số phổ biến.
- Volume giao dịch: Xem xét khối lượng giao dịch để đánh giá sức mạnh của xu hướng giá.
3.4. Sử dụng các công cụ và nguồn thông tin
- Website công ty chứng khoán: Cung cấp thông tin chi tiết về từng mã cổ phiếu.
- Ứng dụng di động: Các ứng dụng như SSI, VNDirect, và TradingView hỗ trợ việc theo dõi và phân tích.
- Báo cáo phân tích: Đọc các báo cáo phân tích từ các chuyên gia và công ty chứng khoán.
- Tin tức tài chính: Theo dõi các trang tin tức tài chính uy tín như Vietstock, CafeF, và VnEconomy.
3.5. Xây dựng chiến lược đầu tư
- Chiến lược đầu tư dài hạn: Đầu tư vào các công ty có nền tảng tài chính vững chắc và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
- Chiến lược đầu tư ngắn hạn: Tận dụng biến động giá trong ngắn hạn thông qua phân tích kỹ thuật.
Tổng kết
Từ bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp được cho người đọc hiểu thêm về hình thức đầu tư chứng khoán vàng là gì? Những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư này như thế nào.
Có thể nói đây là lựa chọn khá an toàn trong trường hợp thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng, các chức năng của danh mục chứng khoán tương tự như những mã chứng khoán từ các công ty, tập đoàn khác trên thị trường. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một hình thức đầu tư cho nên cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng khá nhiều đến nhà đầu tư và hiện nay, nhiều thương hiệu đã bỏ việc niêm yết mã chứng khoán trên sàn giao dịch.
Vì vậy, để tối ưu danh mục đầu tư và đảm bảo an toàn khi giao dịch, nhà đầu tư nên có sự xem xét, cân nhắc cũng như chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho chính bản thân.
Có thể bạn quan tâm: Vì Sao Nên Mua Vàng? 5 Lợi Ích Mua Vàng Bạn Không Thể Bỏ Qua